Trang chủ Cẩm Nang Bảo Trì Thang Máy Gia Đình Những Điều Bạn Cần Ghi Nhớ
bảo trì thang máy gia đình

Bảo Trì Thang Máy Gia Đình Những Điều Bạn Cần Ghi Nhớ

Đã đăng trên Cẩm Nang

Với tình hình đời sống vật chất tăng lên như hiện nay, việc trang bị thang máy cho gia đình là điều cần thiết để công cuộc di chuyển an toàn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các thiết bị máy móc khác, thang máy cũng cần được bảo dưỡng để kéo dài được tuổi thọ cũng như đảm bảo an toàn nhất cho gia đình. Quá trình bảo trì thang máy gia đình sẽ đơn giản, nhanh gọn hơn bao giờ hết nếu bạn ghi nhớ những điều mà Thang máy An Vinh chia sẻ trong bài viết sau đây.

Tại sao cần bảo trì thang máy định kỳ?

Tại sao cần bảo trì thang máy định kỳ?
Tại sao cần bảo trì thang máy định kỳ?

Trong quá trình di chuyển, không thể tránh khỏi ma sát hay không khí ẩm thấp cũng ảnh hưởng đến các linh kiện thang máy. Do đó, để đảm bảo phục vụ nhu cầu tần suất cao, việc bảo trì thang định kỳ là điều cần thiết. Hơn nữa, việc bảo trì sẽ đem lại những ích lợi sau:

  • Thang máy hoạt động trơn tru, bền bỉ: Không thể chắc chắn rằng thang máy hoàn toàn đảm bảo chất lượng kể cả khi vẫn hoạt động bình thường. Đối khi có những trường hợp hư hại mà chỉ người có chuyên môn mới phát hiện. Mặc dù hầu hết những lỗi đó đều là lỗi nhỏ nhưng nếu không khắc phục sớm thì hậu quả không biết sẽ thế nào.
  • An toàn hơn cho gia đình: Việc bảo trì định kỳ sẽ giúp thang máy hoạt động hiệu quả như mới. Điều này không chỉ đáp ứng tốt được nhu cầu di chuyển mà độ an toàn cũng được đảm bảo hơn.
  • Giảm thiểu chi phí về thay thế linh kiện: Bạn hãy thử so sánh xem, chi cho bảo dưỡng hay mua linh kiện mới rồi lắp đặt thì cái nào tốn hơn? Bảo trì sẽ đảm bảo được tuổi thọ của linh kiện thang máy, các bộ phận cũng sớm khắc phục lỗi để không gây tổn hại hoàn toàn.

Xem thêm: Danh mục sản phẩm của thang máy An Vinh

Những điều cần lưu ý khi bảo trì thang máy gia đình

Những điều cần lưu ý khi bảo trì thang máy gia đình
Những điều cần lưu ý khi bảo trì thang máy gia đình

Quy định về thời gian bảo trì

Thời gian bảo trì thang máy sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ của từng loại thang và tần suất sử dụng nó. Bạn cần cân nhắc để tiến hành bảo dưỡng phù hợp, không để lãng phí tiền của hay những lỗi nhỏ phát sinh lớn.

Thang mới mua: Vì mới được lắp đặt nên ít có khả năng mắc lỗi. Do đó, thời gian phù hợp nhất để bảo dưỡng là 1 lần/ tháng.

Thang sau khi dùng từ 1 năm trở lên: Để đảm bảo thang máy vận hành tốt, bạn nên cân nhắc tiến hành bảo trì 1 – 2 lần/tháng với thang liên doanh và 3 – 4 lần/năm với thang nhập khẩu. Tuổi thọ thang máy càng cao thì tần suất tiến hành bảo dưỡng càng nhiều.

Biểu hiện của thang máy mắc lỗi

Biểu hiện của thang máy mắc lỗi
Biểu hiện của thang máy mắc lỗi

Thời gian bảo dưỡng thang máy phải linh động, đặc biệt nếu xuất hiện những tình trạng sau thì cần liên hệ với bên bảo trì để kiểm tra kĩ lưỡng:

  • Trong quá trình di chuyển, thang thường phát ra tiếng ồn lớn, khi dừng lại hay bắt đầu không được êm.
  • Tốc độ di chuyển chậm hơn so với bình thường.
  • Tình trạng cáp không ổn định do lượng dầu bôi trơn không đủ.
  • Một số biểu hiện không thường xuất hiện như: thi thoảng khựng lại đột ngột, mất điện, cửa bị kẹt,…

Xem thêm: Dịch vụ bảo trì thang máy gia đình Gò Vấp năm 2022

Các bước trong quá trình bảo trì đầy đủ

Để biết nhân viên bảo trì có thực hiện nghiêm túc hay không, bạn có thể quan sát những bước sau đây:

  • Sau khi tiếp nhận bảo trì, điều đầu tiên nhân viên cần làm là ghi chép thông số kỹ thuật.
  • Thử nghiệm di chuyển lên xuống, dừng lại từng tầng.
  • Tiến hành kiểm tra và sửa soạn, vệ sinh buồng.
  • Kiểm tra các phần giếng thang, cabin, ngoài thang máy.
  • Đánh giá tình trạng, thông báo cho công ty và khách hàng. Nếu cần thay thế linh kiện mới, nhân viên kỹ thuật cần nói rõ cho khách hàng và tư vấn cụ thể.
  • Sau khi hoàn tất, đưa ra dự đoán những phần có thể xảy ra lỗi ghi rõ trong báo cáo.

Hạng mục bảo trì thang máy

Hạng mục bảo trì thang máy
Hạng mục bảo trì thang máy

Thông thường, 7 hạng mục thang máy được kiểm tra và bảo dưỡng bao gồm:

  • Hệ thống điều khiển: Kiểm tra về khả năng vận hành của rơ le, bộ cứu hộ, cáp,…
  • Động cơ: Là thành phần chịu toàn bộ sức nặng của cabin. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng, cần được kiểm tra kỹ lưỡng để thang máy được hoạt động ổn định. Quá trình kiểm tra bao gồm chất lượng, phanh, lực tải,…
  • Hệ thống dẫn hướng: Với phần này, nhân viên sẽ kiểm tra các đoạn nối, đầu mối liên kết gắn với các phần khác. 
  • Hệ thống liên kết cabin: Đầu cáp, khóa cáp, quạt gió, độ căng,… 
  • Hệ thống phụ khác: Đèn, chuông cứu hộ,… cũng cần được kiểm tra để đảm bảo chất lượng nhất.
  • Cửa từng tầng: Nhân viên sẽ kiểm tra các kẽ hở, khóa cửa tầng.
  • Vận hành thang máy: Kiểm tra về hệ thống cứu hộ, vận hành và tốc độ mở đóng cửa, di chuyển đến từng tầng.

Chi phí bảo trì

Điều này bạn cần cân nhắc ngay từ khi chọn mua thang máy. Mỗi đơn vị phân phối khác nhau sẽ cung cấp mức giá bảo trì khác nhau và hoàn toàn được nêu rõ ngay từ đầu. Do vậy, bạn nên tìm hiểu về địa chỉ uy tín để có được mức giá bảo trì thang máy gia đình phù hợp nhất. Về vấn đề này, Thang máy An Vinh hoàn toàn là sự lựa chọn đáng tin cậy.

Như vậy, bài viết này đã cho bạn những kiến thức bổ ích về bảo trì thang máy gia đình. Hi vọng rằng qua đây, bạn sẽ có thêm kinh nghiêm để đảm bảo tuổi thọ cho chiếc thang máy nhà mình, các thành viên an tâm hơn khi di chuyển.

Bài viết Liên Quan:

Hotline : 0981488427
Chat Zalo